Nguyên liệu chủ yếu: đá vôi trong tự nhiên hay các nguồn canxi cacbonat (CaCO3) nguồn gốc sinh vật như san hô, vỏ các loài nhuyễn thể,…
Ở nhiệt độ cao, từ khoảng 5000C đã bắt đầu xảy ra quá trình phân hủy nhiệt của CaCO3 và quá trình phân hủy xảy ra ào ạt ở nhiệt độ khoảng 900 đến 10000C.
CaCO3 → CaO + CO2
Trong thực tế sản xuất, người ta thường để kích thước hạt của nguyên liệu khá lớn (60 – 150 mm), do vậy nhiệt độ sử dụng phân hủy hoàn toàn khối cacbonat là khá cao (từ 900 đến 14000C).
Nhiên liệu để cung cấp nhiệt cho các lò nung vôi đầu tiên là gỗ, củi; sau này và hiện nay người ta thường dùng nhiên liệu là than đá hoặc than cốc.
Trong công nghiệp, người ta sử dụng lò xây bằng gạch chịu lửa và sản xuất theo công nghệ nung liên tục. Một lò nung vôi công nghiệp thường có cấu tạo như hình.
Lò nung vôi công nghiệp có nhiều ưu điểm là sản xuất vôi liên tục và không gây ô nhiễm không khí. Sau một thời gian nhất định, người ta nạp nguyên liệu (đá vôi, than) vào lò: vôi sống được lấy ra qua cửa ở đấy lò; Khí CO2 được thu qua cửa lò sản xuất muối cacbonat, nước đá khô.
Chất lượng của vôi phụ thuộc: chất lượng của nguyên liệu đá vôi và hiệu quả làm việc của lò.
Vôi sống hợp nước sẽ cho vôi tôi (canxi hydroxit). Đây là phản ứng tỏa nhiệt mãnh liệt.
CaO + H2O = Ca(OH)2 + 15,2 kcal/mol
Canxi hydroxit tan rất ít trong nước (1,65 g trong một lít nước ở nhiệt độ 200C) và nhiệt độ càng tăng thì độ tan của nó càng giảm. Do đó canxi hydroxyt thường được dùng dưới dạng huyền phù (sữa vôi).
Việc sản xuất vôi thường đi đôi với sản xuất bột nhẹ (CaCO3 phân tán cao) tạo thành do phản ứng giữa sữa vôi và CO2, một sản phẩm phụ quan trọng.
Vôi khi được đốt xong sẽ đi ra đường băng tải để phân loại
Công nhân phân loại vôi theo kích thước